Một số quy định về giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông

Tôi và nhiều đồng nghiệp là lái xe khách đường dài, thường xuyên lưu thông trên các tuyến quốc lộ, nhiều khi xe chúng tôi đi đúng phần đường vẫn bị xe mô tô gây tai nạn. Về xử lý, tôi thấy có nhiều địa phương cách xử lý các trường hợp sai phạm khác nhau, nên tôi không hiểu cách giải quyết đó là đúng hay chưa đúng. Xin hỏi luật sư, pháp luật có quy định cụ thể về vấn đề này không và quy định như thế nào, mong luật sư nêu cụ thể?

Theo quy định về Luật Giao thông đường bộ thì mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật tuỳ theo lỗi mà người vi phạm gây ra. Pháp luật quy định về phân công trách nhiệm điều tra, giải quyết tai nạn giao thông giữa Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội như sau: Khi có vi phạm tai nạn giao thông xẩy ra thì lực lượng Cảnh sát giao thông trực tiếp giải quyết ban đầu như cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải toả ùn tắc giao thông… Khi có vụ tai nạn giao thông xẩy ra hậu quả (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) thì cơ quan được phân công thụ lý điều tra phải thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. Đối với các vụ tai nạn giao thông có chết người tại hiện trường thì lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường, khám xét lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn. Nếu xác định vụ tai nạn có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố vụ án, củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp xác định không có dấu hiệu tội phạm thì tiếp tục điều tra, kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ tai nạn giao thông có người bị thương thì cơ quan thụ lý phải trưng cầu giám định thương tật theo quy định về giám định, căn cứ vào kết quả giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người bị nạn làm căn cứ để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã ra quyết định không khởi tố hoặc đã khởi tố nhưng sau đó lại quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố hoặc đình chỉ vụ án. Nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho cơ quan Cảnh sát giao thông cùng cấp để xử lý hành chính. Về phân loại tai nạn giao thông được phân như sau: + Va chạm giao thông (là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của con người dưới mức thiệt hại của tai nạn giao thông ít nghiêm trọng) + Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng (là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau: Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%; gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người là 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu động đến dưới năm mươi triệu đồng). Ngoài ra còn ba mức tai nạn giao thông nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Ba mức vi phạm này thì người vi phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
468 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào