Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị thất lạc hồ sơ

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lê Văn Diễn phản ánh: Bố đẻ ông là ông Lê Tân Dinh, sinh năm 1953, nhập ngũ ngày 29/12/1971. Tháng 7/1972 ông Dinh bị địch bắt đi đày tại Côn Đảo. Đến tháng 3/1973 ông Dinh được về an dưỡng tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau đó tiếp tục công tác tại tỉnh đội Hà Bắc. Tháng 12/1975 ông Dinh về công tác tại Công ty 4 thuộc Bộ Xây dựng và mắc bệnh tâm thần từ năm 1986 đến nay. Ông Diễn hỏi, trường hợp của bố ông có được hưởng chế độ, chính sách gì không, nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì?

Ngày 28/2/1996, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Công văn số 508/LĐTBXH-CV hướng dẫn việc xem xét, xác nhận giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày diện thoát ly mà bị thất lạc hồ sơ, lý lịch. Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày mà không còn lý lịch, hồ sơ gốc thì phải kê khai sơ yếu lý lịch tự thuật để cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến cơ quan Công an xem xét, xác minh trả lời để làm căn cứ giải quyết chính sách.

Năm 2002, ông Lê Văn Dinh lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Tại hồ sơ thể hiện khi bị địch bắt tù ông là chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam (là diện thoát ly không còn hồ sơ, lý lịch gốc), nhưng thủ tục hồ sơ lại được lập theo diện người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày không thoát ly: Hồ sơ chỉ có đồng đội xác nhận và Giấy xác nhận của Ban Liên lạc Cựu Chiến binh bị địch bắt tù đày tỉnh Ninh Bình.

Đối chiếu với các quy định tại Công văn số 508 nêu trên thì chưa đủ cơ sở xem xét, giải quyết chế độ cho ông Dinh. Do đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã yêu cầu Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ý Yên hướng dẫn đối tượng bổ sung bản sơ yếu lý lịch để chuyển đến cơ quan công an xem xét, xác minh theo quy định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ý Yên thì ông Dinh không bổ sung sơ yếu lý lịch và chưa nộp hồ sơ về cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết chính sách theo quy định.

Đến nay, thực hiện Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thủ tục hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày phải có: “Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; Lý lịch Đảng viên; Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội… có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù” để làm căn cứ xem xét, giải quyết chính sách.

Trường hợp ông Lê Văn Dinh không còn lưu giữ được các giấy tờ theo quy định trên. Do vậy, để có cơ sở xem xét, vận dụng giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày đối với ông Lê Văn Dinh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Văn bản đề nghị Ban Tổ chức – Chính sách – Hội Cựu Chiến binh Việt Nam quan tâm, phối hợp trao đổi với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xem xét, nếu có căn cứ xác định được nơi bị tù, thời gian bị địch bắt tù của ông Dinh thì các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xem xét, nếu có căn cứ xác định được nơi bị tù, thời gian bị địch bắt tù của ông Dinh thì các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản xác nhận để cơ quan giải quyết chính sách tại địa phương có cơ sở xem xét, thực hiện chế độ đối với ông Dinh bảo đảm các quy định hiện hành.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào