Tình huống pháp lý về thực hiện hợp đồng

Ngày 2/4/2011, cơ quan kí hợp đồng mua của cửa hàng vật liệu B 300 bao xi măng Hà Tiên 1, vời giá 60000 vnd/bao 50kg. A trả 1/2 tiền cho B hẹn giao xi măng trong thời hạn 10 ngày, tình từ ngày kí hợp đồng.Ngày 12/4/2011, B đã mang xi măng tới giao cho A. Ngày 12/4/2011 nhằm ngày giỗ tổ Hùng Vương, cơ quan A được nghỉ. Do không ai nhận xi măng, chỉ có K là bảo vệ của cơ quan A, nên đại diện của B đã yêu cầu bảo vệ K mở cổng cho B mang xi măng vào khuôn viên của cơ quan A để giao xi măng. Xem thấy hợp đồng có mộc đỏ của cơ quan, nên K đã mở cổng cơ quan cho xe của B vào khuôn viên của cơ quan mình. Bên B đã cho công nhận bốc dỡ xi măng rồi để xuống sân trong khuôn viên của cơ quan A và dặn anh bảo vệ nhớ khóa cổng trông chừng xi măng. Đêm đó trời đổ mưa to, làm xi măng bị ướt và hư hỏng toàn bộ. Bên A đòi bên B bồi thường, nhưng B cho rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ. Bên A cho rằng bên B chưa hoàn thành nghĩa vụ giao xi măng. Theo các bạn tình huống này xử lí thế nào?

 Thứ nhất là, thời hạn 10 ngày sau sẽ giao hàng. Theo luật lao động thì thời hạn này sẽ trừ những ngày lễ, ngày nghỉ nên trong trường hợp này việc giao hàng diễn ra như vậy là không phù hợp. Vì tình huống bạn gởi không rõ nên ở đây Tổ tư vấn sẽ chia ra thành 2 trường hợp:

      Trường hợp thứ nhất: cửa hàng B có thông báo và được sự chấp thuận của A. Trong trường hợp này, khi B giao xi măng là đã hoàn thành nghĩa vụ, và mọi rủi ro sẽ do bên A chịu.( Theo điều 37 bộ luật thương mại 2005)

      Trường hợp thứ hai: cửa hàng B không thông báo cho A. Trường hợp này thì B sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro xảy ra. Nhưng bạn nên chú ý một điểm đó là người bảo vệ trong tình huống này có được quyền nhận hàng hay không?

      Thứ hai là, Khi tranh chấp này đưa ra tòa án hay trọng tài thương mại thì hành vi của người bảo vệ rất được lưu ý, bởi vì phải căn cứ quyền hạn của người bảo vệ:

      Nếu như công việc thường xuyên của người bảo vệ chỉ là bảo vệ mà không giữ kho thì việc nhận hàng đó không xem là đã nhận hàng, vì đây không là trách nhiệm của người bảo vệ. Và rủi ro vẫn chưa được chuyển qua bên B (bên A chưa hoàn thành nghĩa vụ).

      Còn nếu người bảo vệ vẫn thường nhận hàng (làm luôn nhiệm vụ giữ kho) thì đây có thể xem là hành vi nhận hàng của A, mặc dù chưa thông báo trước nhưng nếu quy trình giao hàng phù hợp thì được xem là rủi ro đã chuyển sang bên B (bên A đã hoàn thành nghĩa vụ).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào