6 nhóm công trình không phải xin giấy phép xây dựng
Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo KTKT vẫn phải có giấy phép xây dựng
Theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì các công trình không phải xin giấy phép xây dựng, bao gồm:
- Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính.
- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa.
- Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
- Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn công trình.
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư, trừ công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo KTKT.
Như vậy, đối với các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo KTKT thì vẫn phải có giấy phép xây dựng.
Chỉ có khái niệm chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
Trước đây, chi phí xây lắp bao gồm chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt thiết bị. Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có khái niệm chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
Theo quy định của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì:
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác.
Ngoài ra, không có quy định về khối lượng - đơn giá của phần thiết bị chiếm bao nhiêu % trong tổng khối lượng - đơn giá của phần xây lắp thì được xem như là xây lắp.
Trường hợp được bổ sung chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ
Chi phí cho công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình để thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Theo đó, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không có nghĩa vụ phải kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ thi công trước khi chủ đầu tư phê duyệt.
Do đó, nếu chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát thi công kiểm tra và ký xác nhận trong bản vẽ thi công thì nhà thầu giám sát thi công sẽ được tính bổ sung chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.
Định mức chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công theo Quyết định số 957/QĐ-BXD nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?