Làng tôi sinh sống bằng nghề nuôi tôm. Người chuyên thu mua tôm vùng này gần đây đã có những hành vi vay mượn tiền của người dân và thiếu nợ tiền mua tôm, hiện đã bỏ trốn vì số nợ quá lớn không thể thanh toán. Nhiều người cho rằng, người này đã có kế hoạch từ trước, tạo lập lòng tin ở người dân, sau đó vay mượn tiền với lý do để xoay xở làm ăn, và trả lãi hàng tháng từ 4-6%, sau đó bỏ trốn. Số nợ của những người dân lên đến hàng tỷ đồng. Khi viết giấy vay tiền, người này đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác, và việc thế chấp này không được công chứng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền do những người nông dân không có đầy đủ kiến thức về pháp luật. Được biết những sổ đỏ này người đó có được từ việc cho những người khác vay tiền. Một số những người khác thì bán tôm cho người này nhưng chưa lấy được tiền vì thường thì họ sẽ nhận được tiền sau khi người này đã giao tôm cho công ty. Việc mua bán này chỉ được ghi lại qua sổ sách về số lượng, giá bán, số tiền chứ không được lập thành giấy nợ hoặc chứngtừ nào khác. Vậy cho tôi hỏi: Việc sử dụng sổ đỏ đứng tên người khác là sai, dẫn đến hợp đồng vay của người này đối với những người nông dân là vô hiệu. Liệu khi đưa đơn ra tòa thì những người nông dân này có lấy lại được số tiền đó không? Họ cần phải làm gì trong tình huống này? Người với người vi phạm sẽ có mức phạt như thế nào? Ở đây theo mình người mượn tiền đã cố ý lợi dụng sự kém hiểu biết của pháp luật để lợi dụng mà dùng sổ đỏ của người khác thế chấp tài sản mà mình vay với giá trị lớn .Đây là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điềi 139 BLHS, người này đã có hành vi lừa đảo ở chỗ dùng tài sản của người khác để thay thế cho tài sản của mình mặc dù tài sản của người khác ở đây là sổ đỏ đã được người nào khác thế chấp cho người này nhưng không có nghĩa là sổ đỏ đó thuộc về người này. Viêc giải quyết hợp đồng dân sự vô hiệu thì trên nguyên tắc tài sản của ai thì người ấy lấy lại . Còn người phạm tội sẽ bị xử lý theo khung hình phạt được quy định trong BLHS tại điều 139 như sau: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Ngoài ra, còn có 1 số người khác bán tôm cho người này mà không có chứng từ sổ sách, giấy ghi nợ rõ ràng thì không đủ căn cứ để buộc người trả lại tiền. Cũng giống như việc bạn cho 1 người nào đó vay tiền mà không có giấy tờ xác nhận của 2 bên thì khi xảy ra kiện tụng thì bạn rất khó có thể lấy lại tiền vì không chứng minh được người kia đã vay tiền của bạn.
Ở đây theo mình người mượn tiền đã cố ý lợi dụng sự kém hiểu biết của pháp luật để lợi dụng mà dùng sổ đỏ của người khác thế chấp tài sản mà mình vay với giá trị lớn .Đây là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điềi 139 BLHS, người này đã có hành vi lừa đảo ở chỗ dùng tài sản của người khác để thay thế cho tài sản của mình mặc dù tài sản của người khác ở đây là sổ đỏ đã được người nào khác thế chấp cho người này nhưng không có nghĩa là sổ đỏ đó thuộc về người này. Viêc giải quyết hợp đồng dân sự vô hiệu thì trên nguyên tắc tài sản của ai thì người ấy lấy lại . Còn người phạm tội sẽ bị xử lý theo khung hình phạt được quy định trong BLHS tại điều 139 như sau:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, còn có 1 số người khác bán tôm cho người này mà không có chứng từ sổ sách, giấy ghi nợ rõ ràng thì không đủ căn cứ để buộc người trả lại tiền. Cũng giống như việc bạn cho 1 người nào đó vay tiền mà không có giấy tờ xác nhận của 2 bên thì khi xảy ra kiện tụng thì bạn rất khó có thể lấy lại tiền vì không chứng minh được người kia đã vay tiền của bạn.