Quan hệ tài sản trong Bộ luật Dân sự
Quan hệ tài sản là một khái niệm phức tạp, nó là một dạng của quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ kinh tế cụ thể đều được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự; ví dụ như liên quan đến quan hệ tài sản của gia đình có vấn đề kinh tế thì Bộ luật Dân sự không điều chỉnh toàn bộ các quan hệ tài sản giữa các thành viên của gia đình nói chung. Quan hệ này chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và Gia đình. Bộ luật Dân sự chỉ điều chỉnh chủ yếu các quan hệ tài sản giữa các thành viên của hộ gia đình và một số quy định về sở hữu chung của vợ chồng. Quan hệ tài sản mà Bộ luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ kinh tế, xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ theo luật giá trị. Căn cứ vào mối liên hệ xã hội của quan hệ tài sản để chia làm hai nhóm, đó là nhóm quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và nhóm hình thành trong quá trình lưu chuyển tài sản giữa các chủ thể. Trong gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập trong lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thoả thuận là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Luật cũng quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Khi ly hôn thì nguyên tắc chia tài sản do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Như vậy khi giải quyết, chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, luật cho phép các bên tự thoả thuận; nếu không tự thoả thuận được thì mới yêu cầu Toà án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?