Hợp đồng lao động đã ký kết có được thay đổi hay không? Trong những trường hợp nào, người sử dụng lao động được chuyển người lao động sang làm những công việc khác không thoả thuận trong hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động đã ký kết có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào ý chí của người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, và do đó, khi cần thiết hai bên có thể thoả thuận để thay đổi những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động.
Trong khi thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động sang làm công việc khác trái nghề không được thoả thuận trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động, thì người sử dụng lao động chỉ được phép chuyển người lao động sang làm công việc khác trái nghề trong một số trường hợp nhất định, đó là, khi Doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất; do khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; do áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; do sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Việc chuyển người lao động sang làm công việc khác phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Việc chuyển chỉ là tạm thời, không được quá 60 ngày trong một năm (cộng dồn).
- Phải báo cho người lao động biết trước 3 ngày và báo rõ thời hạn làm việc tạm thời.
- Đảm bảo bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
- Phải trả lương cho người lao động theo công việc mới, nếu lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Cần chú ý là trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thoả thuận của người lao động, nếu người lao động không chấp thuận mà phải ngừng việc thì người lao động được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?