Hiểu như thế nào về người giúp sức người khác phạm tội

Con tôi đang bị cơ quan pháp luật xử lý về hành vi trộm cắp tài sản (trộm cắp nhiều lần và chỉ tiêu thụ ở một nơi). Qua tìm hiểu tôi được biết, ông B là nơi chuyên tiêu thụ của gian và đã nhiều lần bị xử lý hành chính. Vì con tôi được ông B hứa hẹn cứ lấy xe hoặc đồ về ông sẽ tiêu thụ cho nên con tôi đã nghe theo và thực hiện việc trộm cắp nhiều lần. Xin luật sư cho biết vậy người giúp sức đó có bị xử lý không, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Theo quy định của Bộ luật hình sự ( BLHS) về đồng phạm “ đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong vụ án đồng phạm thì thường có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người giúp sức được hiểu là người tạo những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong vụ án đồng phạm thì vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn ( như trường hợp anh nêu ông B hứa sẽ tiêu thụ cho con anh số tài sản mà cháu trộm cắp được. Vì sự hứa hẹn của ông B mà con anh đã nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, sau đó đem về cho B tiêu thụ).  Hành vi tạo điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như hứa hẹn hoặc ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, bày vẽ cho người phạm tội biết các thông tin để người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp. Hành vi tạo điều kiện về vật chất cho người phạm tội thực hiện tội phạm như cung cấp các phương tiện, dụng cụ để thực hiện tội phạm. Nhưng dù người giúp sức tạo điều kiện về vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức luôn đóng vai trò thứ yếu trong các vụ án đồng phạm nên người giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác như người thực hành, người chủ mưu, người xúi giục. Trường hợp anh nêu, trên cơ sở lời khai của con anh và các tài liệu điều tra. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật mà xử lý đối với ông B về tội “trộm cắp tài sản” với vai trò là người giúp sức hoặc tội “chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”

Đồng phạm
Hỏi đáp mới nhất về Đồng phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng phạm là gì? Đồng phạm có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi là đồng phạm thì có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu tội phạm giữa các thành viên trong gia đình có bị xem là đồng phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tố giác tội phạm có bị xem là đồng phạm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là người đồng phạm? Quyết định hình phạt đối với người đồng phạm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hiểu như thế nào về người giúp sức người khác phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm là chủ mưu
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là đồng phạm với vai trò giúp sức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đồng phạm
Thư Viện Pháp Luật
327 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đồng phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồng phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào