Tình huống về luật giao thông đường bộ

Tôi có 2 câu hỏi sau về luật giao thông đường bộ: 1. Qua ngã 4 khi đèn xanh còn 1 đến 3 giây Khi tôi qua ngã 4 mà đèn xanh còn 1-3 giây, nhưng vì ngã 4 này hơi rộng nên khi đến giữa ngã 4 thì đèn bên hướng khác đã xanh và luồng xe đã đến. Trường hợp này tôi có vi phạm lỗi vượt đèn đỏ không ? 2. Đèn đỏ ở ngã ba thì xe máy được phép đi thẳng không ? Theo tôi biết thì đèn đỏ tất cả các phương tiện phải dửng lại. Nhưng khi gặp đèn đỏ ở ngã 3 mà trên hướng xe tôi đi có ngã rẽ bên tay trái. Vậy ở ngã 3 này, khi đèn đỏ xe máy có được phép đi thẳng không ? Theo tôi nghĩ xe máy đi thằng khi đèn đỏ trong trường hợp này thì không có ảnh hưởng gì đến hướng khác Xin cảm ơn

1.     Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

….

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo đó, trong trường hợp này bạn hoàn toàn không vi phạm lỗikhông chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. (Vượt đèn đỏ theo cách nói thông thường)

2.     Luật giao thông đường đường bộ 2008 cũng đã xác định rằng tín hiệu đèn đỏ là cấm đi. Vì vậy về nguyên tắc chung, thì khi gặp đèn đỏ ở bất cứ trường hợp nào, phương tiện giao thông không được phép di chuyển.

Theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 về việc chấp hành báo hiệu đường bộ.

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Hay hiểu một cách khái quát hơn, trường hợp tại ngã 3 đèn đỏ như bạn trình bày, phương tiện giao thông chỉ được phép đi thẳng khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc có biển báo hiệu giao thông (Biển báo Xe môtô, xe gắng máy được phép đi thẳng khi đèn đỏ).

Trong mọi trường hợp không có biển báo hiệu cho phép xe được phép di chuyển khi đèn đỏ, thì hành vi  bạn đề cập được xem là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, mặc dù có hay không ảnh hưởng đến các phương tiện khác.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
297 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào