tin nhắn quảng cáo bán SIM điện thoại
Theo quy định tại khoản 3 Điều 39, Điều 43 Nghị định số 90/2008/NĐ-CPngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác :
“Điều 38. Vi phạm các quy định về gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo
……….
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Gửi quá 05 thư điện tử quảng cáo đến một địa chỉ thư điện tử trong 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;
b) Gửi quá 05 tin nhắn quảng cáo tới một thuê bao trong vòng 24 giờ/ngày hoặc gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 7 đến 22 giờ hàng ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;
c) Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, tin nhắn qua mạng Internet có mã số quản lý không đúng mã số quản lý được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
…………..”
“Điều 43. Xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 34; khoản 3 Điều 36; khoản 4 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39 Nghị định này.
2. Thu hồi mã số quản lý đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 35; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 38 Nghị định này.
3. Buộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với các vi phạm tại Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; Điều 42 Nghị định này.
4. Buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định này.
5. Tạm đình chỉ từ một tháng đến ba tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 36; khoản 3, khoản 4 Điều 38; Điều 39 Nghị định này.”
Theo như quy định này thì cơ quan thẩm quyền có quyền phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi gửi quá năm tin nhắn quảng cáo tới một thuê bao trong vòng 24 giờ/ngày hoặc gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 7 đến 22 giờ hằng ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận. Tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có thể bị tịch thu. Đồng thời, tạm đình chỉ từ một tháng đến ba tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo. Cũng theo khoản 2 Điều 31 nghị định này, chánh thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông cấp sở có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 30 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Ông có thể nộp đơn đề nghị chánh thanh tra sở thông tin và truyền thông địa phương xử lý vi phạm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?