Bộ GDĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh nội dung sách giáo khoa

Theo ông Đoàn Nguyễn Hòa (TP. Hồ Chí Minh; doannguyen59@...), hiện nay có những nội dung trong sách giáo khoa không phù hợp với lứa tuổi, dẫn đến việc giáo viên mất rất nhiều thời gian giảng dạy nhưng học sinh không tiếp thu được nhiều và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm, học thêm. Ông Hòa mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, điều chỉnh nội dung sách giáo khoa phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. Đồng thời, ông Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp để các trường không kêu gọi phụ huynh mua sắm trang thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy, trang thiết bị đắt tiền nhưng không đúng yêu cầu sử dụng, không thiết thực.

Về vấn đề trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ tháng 5/2008 đến nay, Bộ đã tổ chức nhiều đợt đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Việc đánh giá được thực hiện từ giáo viên đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có sự tham gia đánh giá độc lập của các tổ chức, hiệp hội và những người quan tâm đến giáo dục phổ thông.

Theo kết quả đánh giá, về cơ bản chương trình và sách giáo khoa các cấp học phổ thông đã bám sát mục tiêu giáo dục từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục, cơ bản phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ tiếp thu, tư duy của học sinh.

Tuy nhiên, một số nội dung ở chương trình, sách giáo khoa một số môn học chưa thực sự cơ bản, làm cho khối lượng kiến thức gia tăng; chưa thể hiện đầy đủ mức độ hiện đại, cập nhật cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trong sách giáo khoa còn có một số bài dài và khó, chưa phù hợp với học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện rất nhiều giải pháp rà soát, chỉnh sửa sách giáo khoa. Cụ thể, năm học 2011-2012, trên cơ sở rà soát chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải.

Việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình chặt chẽ nhằm giảm những nội dung trùng lặp trong chương trình, sách giáo khoa của nhiều môn học khác nhau, trùng lặp ở chương trình, sách giáo khoa của lớp dưới và lớp trên, nội dung yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, sắp xếp chưa hợp lý, nội dung mang đặc điểm địa phương không phù hợp với tất cả các vùng miền khác nhau.

Do đó, những lý thuyết trong sách giáo khoa không đúng với lứa tuổi như ông Hòa nêu đã cơ bản được tinh giảm. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tiếp thu những ý kiến phản ánh và sẽ nghiên cứu xem xét việc điều chỉnh, tinh giảm những nội dung phản ánh nếu thấy cần thiết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị độc giả gửi những nội dung góp ý cụ thể để Bộ nghiên cứu, xem xét.

Không được kêu gọi phụ huynh mua sắm thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy

Về việc không kêu gọi phụ huynh mua sắm trang thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy, trang thiết bị đắt tiền nhưng không đúng yêu cầu sử dụng thiết thực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, tại Khoản 4, Điều 10 của Điều lệ ghi rõ:

"Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường".

Như vậy, theo Điều lệ nhà trường không được kêu gọi phụ huynh mua sắm thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục chỉ đạo các trường sử dụng và bảo quản có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có.

Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hỏi đáp mới nhất về Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT trả lời về chế độ lương dạy thêm giờ
Hỏi đáp pháp luật
Văn bằng đào tạo liên kết được Bộ GDĐT công nhận
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT trả lời về chế độ phụ cấp với nhân viên trường học
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT trả lời các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT giải đáp các đối tượng được miễn, giảm học phí
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT gỡ nút một loạt thắc mắc về phụ cấp thu hút
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT hướng dẫn đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT giải đáp trường hợp được miễn, giảm học phí
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT trả lời việc bình xét thi đua trong ngành
Hỏi đáp pháp luật
Bộ GDĐT hồi đáp về việc điều chỉnh sách giáo khoa
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thư Viện Pháp Luật
135 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào