Khởi kiện cho vay
Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định". Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, đồng thời không quy định hợp đồng vay tài sản phải được công chứng, chứng thực, do vậy, giấy viết tay về việc vay và cho vay số tiền 60 triệu đồng giữa bạn và người vay có thể được coi là một hợp đồng vay tài sản, nếu hợp đồng này đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự (hợp đồng) theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005, như sau: “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.
Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự, nếu quá thời hạn quy định mà người vay không trả nợ, ngoài ra còn có thái độ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, thì bạn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân cấp quận, huyện (nơi người vay cư trú) để được xem xét giải quyết với thời hiệu là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, thì bắt buộc người vay phải trả nợ theo bản án của tòa án, nếu không tự nguyện trả nợ, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc để thi hành bản án của tòa án. Tuy nhiên việc án có được thi hành hay không phụ thuộc vào rất nhiều vào tình trạng tài sản của người vay. Trong quá trình Tòa thụ lý giải quyết nếu người vay có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì bạn cần phải làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với người đó để đảm bảo cho việc thi hành án sau này. (không phải vào tù như bạn hỏi– vì trường hợp của bạn chỉ là giao dịch dân sự không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hình sự. Tuy nhiên, nếu người vay tiền mà không trả rồi bỏ trốn, hoặc sử dụng khoản tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có tài sản để trả nợ thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản đó).
Thủ tục khởi kiện như sau:
Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Đơn khởi kiện( theo mẫu)
- Hợp đồng vay
- Bản sao sổ hộ khẩu và CMND của bạn (có chứng thực).
- Và toàn bộ giấy tờ, chứng từ khác có liên quan đến việc vay nợ
Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bạn đòi tiền cư trú.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có ý định trên thì nên thông báo với người vay về việc bạn có thể khởi kiện ra tòa đòi thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu người vay không trả tiền cũng như đặt ra một thỏa thuận mới giải quyết vấn đề giữa hai bạn do việc khiếu kiện thường kéo dài, tốn nhiều thời gian và công sức.
Hi vọng với những lời tư vấn trên bạn có thể sớm đòi lại được số tiền đã cho vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?