Giải đáp về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Theo phản ánh của bà Tý, từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2010 bà giảng dạy tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp huyện, hưởng chế độ theo ngạch giáo viên Trung học phổ thông chưa đạt chuẩn (15c.207). Tháng 8/2010 bà Tý chuyển công tác về Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh và vẫn giữ mã ngạch giáo viên, phụ trách công tác văn thư, chủ nhiệm các lớp hệ bổ túc văn hóa, giảng dạy các lớp tin học buổi tối, Phó Bí thư Đoàn của Trung Tâm. Bà Tý được chi trả theo tiết dạy như các giáo viên thỉnh giảng đối với công tác chủ nhiệm và dạy tin học; công tác đoàn được hưởng phụ cấp 0,3. Theo giải đáp của Phòng hành chính nơi bà Tý đang công tác thì bà Tý không được hưởng 30% phụ cấp đứng lớp và không được hưởng tiết kiêm nhiệm của Phó Bí thư Đoàn. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Tý muốn được biết, theo quy định hiện hành, trường hợp của bà được hưởng những chế độ phụ cấp nào?

Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Bà Tý hiện được xếp ngạch giáo viên trung học chưa chuẩn (mã ngạch 15c.207) hệ số lương 2,72, bậc 3/10. Như vậy, chức danh nghề nghiệp của bà là giáo viên trung học.

Nhiệm vụ và quyền hạn đối với giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có:

- Giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học viên theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

- Được hưởng mọi quyền lợi theo quy định đối với nhà giáo.

- Có định mức giờ dạy, định mức giờ làm công tác kiêm nhiệm như quy định đối với giáo viên cùng cấp học ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Được trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Như vậy, bà Tý được quyền tham gia giảng dạy, có trách nhiệm thực hiện các công việc kiêm nhiệm khác do đơn vị phân công; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên có trách nhiệm phân công, bố trí công tác cho phù hợp với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Về giảng dạy "Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông” là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2001.

Vì vậy, nếu được phân công giảng dạy tin học, đương nhiên bà Tý được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo như quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (trừ trường hợp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 mục I) và các chế độ chính sách khác theo quy định đối với nhà giáo. Định mức giờ dạy, kiêm nhiệm thực hiện theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chế độ chính sách với cán bộ Đoàn

Hiện nay bà Tý đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đoàn Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Như vậy, bà Tý được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định số61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

- Định mức giờ chuẩn/tuần được tính bằng 35% định mức giờ chuẩn/ tuần theo quy định đối với giáo viên (nếu là trường có dưới 28 lớp); 50% định mức giờ chuẩn/tuần theo quy định đối với giáo viên (nếu là trường có 28 lớp trở lên).

- Bí thư, Phó Bí thư Đoàn, trợ lý thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn hoặc Trưởng bộ môn.

Căn cứ các hướng dẫn trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận khẳng định, ý kiến giải đáp của Trưởng phòng Hành chính Trung tâm Giáo dục thường xuyên là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành về chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ phụ trách công tác Đoàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị bà Tý thông qua Công đoàn cơ sở kiến nghị Giám đốc Trung tâm xem xét giải quyết các chế độ chính sách nêu trên theo quy định.

Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đề nghị Giám đốc Trung tâm xem xét lại trường hợp của bà Tý, rà soát lại đối với các trường hợp khác (nếu có) để thực hiện đúng, đủ, thỏa đáng các chế độ chính sách cho nhà giáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Nhà giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: 08 điểm mới về chính sách nhà giáo theo Tờ trình 656/TTr-CP 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: 06 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về Đạo đức nhà giáo cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách tiền lương đối với giáo viên theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất hiệu trưởng, hiệu phó được nghỉ 8 tuần/năm như giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào