xử lý tính lãi đối với trường hợp tham ô

Giả thiết có trường hợp như sau: ông A có hành vi tham ô tiền 30 triệu đồng trong tài khoản (tài khoản này nằm chi phí của doanh nghiệp, ví dụ tài khoản chi phí hoặc tạm ứng), vì tài khoản này không phải là tiền gửi, hoặc tiền vay . Sau khi đơn vị phát hiện được việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của ô. A đã tham ô số tiền trên, đơn vị đã xử lý kỷ luật sa thải và ô A đã khắc phục bồi hoàn đủ số tiền 30 triệu đồng đã tham ô, số tiền ô A tham ô kéo dài trong 02 năm. vì là một đơn vị kinh doanh huy động vốn và cho vay để sinh lời, nhưng trường hợp ô A tham ô tiền không phải trong trường hợp tiền gửi hoặc tiền vay. Do vậy, việc tính lãi đối với số tiền mà ông A đã tham ô có được hay không? trong quy định nội bộ của đơn vị không có quy định riêng về vấn đề này, có văn bản luật nào đề cập đến trường hợp tính lãi cho khoản tham ô như trên không? việc tính lãi thì dựa trên cơ sở nào? -Có thể tính lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố từng thời kỳ? -Có thể tính lãi theo lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng? Để đảm bảo công bằng, tính công khai và minh bạch và đúng pháp luật, xin ý kiến tư vấn luật cách xử lý tính lãi đối với trường hợp tham ô trên và dựa vào những văn bản pháp lý cụ thể nào?

Theo quan điểm của chúng tôi, đối với những trường hợp tham ô tài sản như trên, bên cạnh việc bị xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại, thì còn cần phải yêu cầu trả tiền lãi tương ứng với số tiền đã tham ô trong thời gian nắm giữ số tiền đó. Bởi lẽ, nếu không có hành vi tham ô như trên, thì từ số tiền trên có thể sinh ra nhiều khoản lợi nhuận khác nếu đem vào kinh doanh, cho vay hoặc đem gửi ngân hàng….Do hành vi trục lợi, tham nhũng của một số cá nhân mà đã làm tổn thất đi khoản lợi nhuận đáng lẽ phải có của doanh nghiệp, của tổ chức, và thất thoát tiền, tài sản của quốc gia, dân tộc. Trong khi đó những cá nhân trên lại được hưởng lợi từ những số tiền đó. Vì vậy, người đã hưởng lợi từ số tiền mà mình đã tham ô bên cạnh việc hoàn trả lại số tiền đã tham ô ấy, còn phải trả lại khoản lợi mà lẽ ra doanh nghiệp sẽ có được từ số tiền trên.

Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật hiện hành, chúng tôi chưa thấy có văn bản nào qui định ngoài việc bồi thường lại số tiền đã tham ô, còn phải trả lãi đối với số tiền ấy. Mà hiện nay pháp luật chỉ qui định phải hoàn trả lại số tiền trên.

Trong tình huống mà bạn đã nêu, cần lưu ý rằng A là người lợi dụng chức vụ quyền hạn đã tham ô số tiền là 30 triệu đồng của doanh nghiệp. Như vậy hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm được qui định tại điều 278 BLHS.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào