Về hợp đồng gửi giữ tài sản
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ là: - Việc chuyển giao tài sản từ bên gửi sang bên nhận giữ chỉ trong một khoảng thời gian xác định; bên nhận giữ chỉ có quyền chiếm giữ, trông coi tài sản mà không có bất kỳ một quyền nào khác đối với tài sản. - Tiền công trong hợp đồng gửi giữ là tiền thù lao trong giữ tài sản mà bên gửi giữ được nhận khi trả hoặc nhận tài sản tùy theo thỏa thuận. Việc nhận giữ không có thù lao (tiền công) không làm thay đổi bản chất pháp lý của hợp đồng gửi giữ. Khi có tranh chấp vẫn áp dụng như của hợp đồng gửi giữ có thù lao. - Trong trường hợp gửi giữ, hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản (hoặc văn bản có chứng nhận của công chứng Nhà nước). Giấy biên nhận giữ, phiếu nhận giữ là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên gửi bao gồm: Bên gửi có quyền lấy lại tài sản bất cứ lúc nào nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn; có quyền được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu tải sản bị mất mát hoặc hư hỏng, bên gửi giữ ngoài nghĩa vụ phải trả tiền công còn có nghĩa vụ báo ngay có bên giữ biết tình trạng tài sản và những biện pháp bảo quản thích hợp. Nếu không thông báo mà tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng thì phải tự chịu. - Đối với bên nhận giữ tài sản ngoài nhiệm vụ thông thường như trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có lỗi làm mất mát hư hỏng tài sản, bên nhận giữ còn có nghĩa vụ báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ tiêu hủy, hư hỏng tài sản và có quyền thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo quản, nhận các thanh toán hợp lý cho chi phí này. Ngoài ra bên giữ còn có quyền bán tài sản có nguy cơ hư hỏng tiêu hủy. Bên nhận giữ phải tra tiền đó cho bên gửi sau khi trừ đi tiền công gửi giữ và những chi phí hợp lý để bán tài sản. - Khi hết hạn hợp đồng bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi (nếu có). Trong trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản kể từ thời điểm chậm trả. Bên giữ còn phải chịu rủi ro đối với tài sản do chậm giao trả lại. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận trước về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công. Trong trường hợp bên gửi không trả đủ tiền công, thì bên giữ có quyền giữ lại tài sản cho đến khi nhận đủ tiền công hoặc được bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc thì việc bồi thường do hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?