Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền xét nâng ngạch

Tôi công tác ở đơn vị sự nghiệp cấp huyện, được xếp lương theo ngạch công chức loại A1 (chuyên viên); bậc lương hiện nay là bậc cuối cùng trong ngạch và hưởng thâm niên vượt khung. Đến cuối năm 2010 tôi đủ tuổi nghỉ hưu, tôi có gần 40 năm công tác. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được xét nâng ngạch không và hồ sơ xét nâng ngạch được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Thông tư số 03 ngày 3/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu. Theo thông tư trên thì ông thuộc đối tượng để được xét nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính. + Hồ xét nâng ngạch gồm: - Đơn đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức, viên chức (trong đó nêu quá trình công tác; những thành tích, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ); - Bản nhận xét quá trình công tác của người đứng đầu cơ quan sử dụng trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức (có xác nhận không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu); - Công văn đề nghị xét nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức (trong đó nêu rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người được đề nghị nâng ngạch; chức vụ chức danh, cơ quan, đơn vị đang công tác thời gian bắt đầu tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; ngạch công chức hoặc ngạch viên chức đang giữ; thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng; ngạch, bậc công chức hoặc ngạch, bậc viên chức đề nghị bổ nhiệm và xếp lương); - Bản tóm tắt lý lịch, quá trình diễn biến lương và bản chụp quyết định lương gần nhất; - Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng chứng chỉ có liên quan, thông báo nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức; + Trình tự xét nâng nghạch: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị xét nâng nghạch của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức viên chức có văn bản đề nghị (kèm hồ sơ nâng ngạch) gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét (Vụ Tổ chức cán bộ đối với Bộ, ngành hoặc Sở Nội vụ đối với  UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); + Thẩm quyền xem xét quyết định nâng ngạch: Đối với cơ quan nhà nước; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh,Thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hồ xét nâng ngạch, nếu nhất trí với đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ, công chức thì ra quyết định bổ nhiện nghạch và xếp lương đối với cán bộ, công chức vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương theo phân cấp hiện hành. Trường hợp của ông thẩm quyền xét nâng ngạch là Sở Nội vụ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào