Thực trạng nhận thức về công tác ATVSLĐ

Đề nghị cho biết thực trạng nhận thức về công tác ATVSLĐ hiện nay.

Trong những năm gần đây, khi các hoạt động phổ biến kiến thức về AT-VSLĐ, đặc biệt cho khu vực kinh tế dân doanh, làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp nơi đang tiềm ẩn những yếu tố, nguy cơ cao mất an toàn – vệ sinh lao động bắt đầu được chú trọng. Tuần lễ quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ hàng năm đă nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người lao động, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong cả nước. Nhờ đó, nhận thức và hiểu biết về công tác ATVSLĐ của người lao động và người sử dụng lao động dần được nâng cao. Vai trò người lao động trong công tác an toàn – vệ sinh lao động được phát huy đã góp phần hạn chế tai nạn lao động và giảm thiểu thiệt hại do tai nạn lao động. Nhiều sáng kiến cải tiến kĩ thuật do chính người lao động  đưa ra đã góp phần  giải quyết ngay những vấn đề trong hạn chế nguy cơ rủi ro dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

        Tuy nhiên, nhận thức về công tác BHLĐ của NSDLĐ và NLĐ còn hạn chế: NSDLĐ, đặc biệt trong doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất tư nhân, làng nghề, hợp tác xã nông nghiệp do thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành Pháp luật về BHLĐ, AT-VSLĐ, nên còn chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến hậu quả và tác hại lâu dài do không làm tốt công tác AT-VSLĐ; NLĐ chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp với trình độ văn hóa chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp, đồng thời do thiếu được huấn luyện về BHLĐ, AT-VSLĐ nên không hiểu biết đầy đủ về các mối nguy hiểm cần phải đề phòng khi lao động sản xuất. Kết quả phân tích nguyên nhân TNLĐ từ báo cáo của các địa phương cho thấy 43% các vụ tai nạn xảy ra là do vi phạm các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật an toàn lao động.

Nguyên nhân do:

-  Việc thực thi pháp luật ATVSLĐ ở các cấp, các ngành,  người sử dụng lao động và người lao động còn chưa nghiêm và đang có những vấn đề bất cập.

-  Công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ATVSLĐ  chưa thường xuyên, rộng rãi và chưa được đầu tư đúng mức. Việc phổ biến và hướng dẫn các qui định pháp luật thường chỉ đến được cán bộ của các các cơ quan quản lí, chưa đến được với cơ sở, nhất là các cơ sở ngoài quốc doanh. Công tác giáo dục, đào tạo và huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động chưa được kiểm soát về mặt chất lượng và triển  khai một cách toàn diện. Việc huấn luyện cho người lao động còn mang tính hình thức đối phó, thiếu tính trực quan. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho công nhân khi mới vào nghề; năng lực giảng dạy và chuyên môn của cán bộ làm công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động còn hạn chế. Lực lượng giáo viên chuyên trách giảng dạy về ATVSLĐ trong các trường quá ít, chủ yếu là kiêm nhiệm,  không được đào tạo chuyên môn và thiếu kinh nghiêm thực tiễn về  an toàn và vệ sinh lao động; thiếu các giáo trình giảng dạy về an toàn và vệ sinh lao động cho các cấp học... vì vậy, phần lớn học sinh ra trường đều thiếu những hiểu biết cơ bản về ATVSLĐ; người lao động chưa có sự hiểu biết cần thiết để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ về tai nạn lao động, ốm đau và bệnh tật; người sử dụng lao động cũng chưa thấy được đầy đủ nghĩa vụ và lợi ích của công tác an toàn và vệ sinh lao động.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
149 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào