Nâng lương và các điều kiện được nâng lương
Thứ nhất là vấn đề nâng lương: Theo quy định tại Nghị định 204/2004 và Thông tư số 03 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức thì việc nâng lương thường xuyên phải có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh (có ba mức sau 5 năm, sau 3 năm và sau 2 năm) và phải đạt đủ tiêu chuẩn về nâng bậc lương thường xuyên trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì được xét nâng lương thường xuyên. Vì vậy bạn cần xem lại xem hiện nay bạn đang xếp lương ở ngạch, bậc nào để tính sau 5 năm hoặc 3 năm hoặc sau 2 năm thì bạn đủ thời gian để được xét nâng bậc lương thường xuyên nhưng bạn phải đạt các tiêu chuẩn như: Trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử. Thông tư 03 cũng quy định, nếu cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, bị xử lý kỷ luật… thì còn bị kéo dài thời hạn nâng bậc lương thường xuyên. Vấn đề thứ hai về tính BHXH: Cơ quan BHXH căn cứ vào quyết định nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức và căn cứ vào mức lương tối tiểu chung ở từng thời điểm để đóng BHXH cho người lao động. Trường hợp mà bạn nêu thì cơ quan BHXH lấy thời gian tháng 6/2010 (ngày có quyết định nâng lương) để làm căn cứ đóng BHXH, mức lương tối thiểu thời điểm tháng 6/2010 là 730.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?