Xác định quốc tịch của trẻ em

Quốc tịch của trẻ em được xác định như thế nào?

 Theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì: Cá nhân có quyền có quốc tịch. Theo quy định tại các Điều từ 16 đến 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 thì quốc tịch của trẻ em được xác định dựa trên các căn cứ sau:
    - Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    - Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    - Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Viêt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
    - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam.
    - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.
    - Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.
    Trong trường hợp trẻ em đó chưa đủ 15 tuổi, mà tìm thấy cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài, thì trẻ em đó không còn quốc tịch Việt Nam, tức là trẻ em đó sẽ có quốc tịch nước ngoài theo cha, mẹ hoặc người đỡ đầu. Để tôn trọng nguyện vọng, ý chí, tình cảm và sự lựa chọn của trẻ em đã đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì nhất thiết phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó khi thay đổi quốc tịch.
    Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm thực hiện nguyên tắc một quốc tịch được ghi nhận ở Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998. Đồng thời cũng thể hiện nguyên tắc tôn trọng ý chí, nguyện vọng tự do thỏa thuận chọn quốc tịch Việt Nam cho con của cha mẹ trẻ em là những người có quốc tịch khác nhau, tránh những xung đột không cần thiết của các hệ thống luật quốc gia về quốc tịch khi xác định quốc tịch cho trẻ em mới sinh ra. Trong trường hợp này quốc tịch của trẻ em sinh ra được pháp luật xác định dựa vào cơ sở kết hợp các nguyên tắc “quyền huyết thống Việt Nam”, nguyên tắc “quyền nơi sinh Việt Nam” và nguyên tắc “tự do thỏa thuận chọn quốc tịch Việt Nam cho con của cha mẹ trẻ em”.
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
535 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào