Hành vi tham nhũng

Luật Phòng chống tham nhũng được thực hiện 5 năm nhưng hiểu cụ thể hành vi như thế nào thì được coi là hành vi tham nhũng thì nhiều người còn chưa thực sự rõ. Là bạn đọc nhiều năm của báo NNVN, tôi rất mong mỗi tuần báo trả lời và giải thích từ ngữ về một số luật đang được thực thi như: Luật Phòng chống tham nhũng, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Đất đai… để mọi người dân đều hiểu rõ pháp luật.

Luật gia xin chân thành cảm ơn bạn đã góp ý cho chuyên mục để chuyên mục Luật sư của bạn thật gần gũi, thân thiết, có ích với bạn đọc khắp mọi nơi. Luật Phòng chống tham nhũng đã đi vào cuộc sống được 5 năm. Hiệu quả của việc thực hiện luật đã thể hiện rõ nét, đó là các hành vi tham nhũng được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân phát hiện được đưa ra xử lý, góp phần ngăn chặn những hành vi tham nhũng và xử lý triệt để hành vi tham nhũng đang là quốc nạn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Theo Luật Phòng chống tham nhũng thì những hành vi sau đây được coi là hành vi tham nhũng: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Về nguyên tắc xử lý hành vi tham nhũng: mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
274 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào