Vi phạm quản lý rừng, bảo vệ rừng
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Nghị định số 99 ngày 2/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định: Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì tổng hợp thành mức phạt chung. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại mà việc thực hiện các hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước, thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt tiền cao nhất trong các hành vi vi phạm đó quy định tại nghị định này. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người. Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo về hành vi do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức phạt tiền không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trường hợp người vi phạm hành chính không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. Trên đây là những quy định của pháp luật, bạn nghiên cứu vận dụng vào vụ việc cụ thể. Nếu thấy việc xử phạt chưa đúng thì vẫn có quyền khiếu nại, đề nghị xử lý đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?