Chủ tịch xã có 13 năm quân ngũ
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ quy định: Cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH (kể từ thời gian tham BHXH gia trước đó, nếu có), chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. Trường hợp có thời gian công tác trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 và không hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005 và Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ - CP để tính hưởng BHXH. Đối chiếu với trường hợp của chủ tịch xã mà bạn nêu thì ông ấy đã có 20 năm công tác ở xã và 13 năm công tác trong quân đội. Nếu thời gian công tác trong quân đội ông chưa hưởng chế độ nghỉ việc một lần theo Quyết định 290/2005; Quyết định số 92/2005 và Quyết định 142/2008 như đã nêu trên thì thời gian công tác trong quân đội được cộng nối với thời gian tham gia công tác ở xã có đóng BHXH để tính chế độ nghỉ hưu theo quy định của BHXH. Do vậy, bạn cần tư vấn cho ông chủ tịch lên cơ quan BHXH cấp huyện để hỏi và chốt sổ BHXH của mình cùng cơ quan BHXH. Vì khi chi trả chế độ hưu trí cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào lý lịch và sổ BHXH để chi trả cho người lao động theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?