Thủ tục đưa trẻ vào cơ sở cai nghiện
1. Pháp luật hiện hành quy định:
- Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
- Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
- Việc cai nghiện ma túy đối với trẻ em không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
- Cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật là Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.
2. Thủ tục lập hồ sơ đối với người chưa thành niên vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội:
Theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/06/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh thì những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội: a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện; b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện; c) Người không có nơi cư trú nhất định.
Chủ tịch UBND huyện quyết định việc đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để cai nghiện bắt buộc. Thời hạn cai nghiện, phục hồi áp dụng đối với người chưa thành niên nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội từ một năm đến hai năm.
Thủ tục lập hồ sơ đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chữa trị, cai nghiện được thực hiện như sau:
- Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh:
+ Đối với người có nơi cư trú nhất định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã) có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị đưa người có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm: Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng; Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên; Bệnh án (nếu có).
+ Đối với người không có nơi cư trú nhất định:
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại một Nghị định khác của Chính phủ.
- Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn.
- Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh: Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ.
- Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh : Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
- Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh: Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện. Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.
3. Thủ tục, hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội:
Hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội gồm:
- Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Nội dung đơn phải nêu đầy đủ tình trạng nghiện và các hình thức cai nghiện, giáo dục, chữa trị đã thực hiện (nếu có); cam kết của người tự nguyện hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người giám hộ của người tự nguyện.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu).Hồ sơ của người tự nguyện được gửi cho Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận. Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
- Khi tiếp nhận người tự nguyện, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải: Kiểm tra, đối chiếu người vào đúng với quyết định tiếp nhận và hồ sơ; Khám sức khỏe, lập hồ sơ bệnh án; Lập biên bản tiếp nhận.
- Thời hạn chữa trị, cai nghiện, phục hồi áp dụng cho người tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội ít nhất là sáu tháng đối với người nghiện ma túy. Tùy từng đối tượng cụ thể mà Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bố trí việc thực hiện các hoạt động chữa trị, cai nghiện, phục hồi sức khỏe theo quy trình phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian chữa trị, cai nghiện, phục hồi mà người nghiện ma túy không muốn tiếp tục tự nguyện ở lại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thì phải có đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội xem xét, quyết định. Đơn phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ. Người tự nguyện hoặc gia đình người đó có trách nhiệm thanh toán chi phí trong thời gian ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?