Xử lý vi phạm bảo vệ rừng

Diện tích đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhưng hiện nay có trường hợp một số hộ dân ven rừng vào chiếm đất để canh tác cây nông nghiệp trái phép. Đơn vị đã làm việc với các hộ này để yêu cầu nhận khoán theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 vào mục đích phát triển rừng theo quy định của Nhà nước nhưng các hộ không nhân khoán mà vẫn cố tình vào chiếm đất canh tác cây công nghiệp. Đối với việc chiếm đất rừng có sổ đỏ, đơn vị chúng tôi đã lập biên bản, chuyển hồ sơ đến UBND xã để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, một số hộ cố chấp vẫn lấn chiếm. Vậy, chúng tôi có khởi kiện họ được không? Thủ tục thế nào? Lệ phí bao nhiêu một vụ?

Theo quy định của Nghị định 99 của Chính phủ ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì người có hành vi lấn, chiếm rừng, ngoài bị phạt tiền (xử phạt hành chính) còn bị buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm; bị buộc tháo dỡ công trình, cây trồng hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ công trình xây dựng, cây trồng trên diện tích rừng bị lấn, chiếm. Trường hợp lấn, chiếm rừng đồng thời phá rừng hoặc khai thác rừng trái pháp luật, thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 hoặc Điều 18 của Nghị định. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho người đó đến nhận. Trường hợp đã qua một năm mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được chấp hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định, nếu người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Từ quy định trên bạn nghiên cứu Nghị định 99CP nêu trên để vận dụng trong xử lý các hành vi lấn chiếm rừng ở địa phương.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào