Khai thác công trình thuỷ lợi

Tôi công tác tại ngành thủy lợi (ở trung tâm nghiên cứu) nhưng vì điều kiện gia đình, tôi muốn xin chuyển về hồ đập tràn (một công trình thủy lợi nằm trên địa bàn Tây Nguyên). Tôi xin hỏi luật gia về những quy định của Nhà nước đối với một cán bộ về công tác ở công trình thủy lợi đó như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư số 40/2011 ngày 27/5/2011 của Bộ NN - PTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì yêu cầu về năng lực đối với các tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, đập dâng được quy định như sau: + Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 100 triệu m3 trở lên, đơn vị trực tiếp quản lý đập phải có ít nhất 3 kỹ sư thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên công tác từ 7 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận. + Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 50 triệu m3 đến dưới 100 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 2 kỹ sư thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận. + Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 10 triệu m3 đến dưới 50 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 1 kỹ sư thuỷ lợi, 1 cao đẳng thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niêm công tác từ 3 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận. + Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến dưới 10 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 2 cao đẳng thuỷ lợi, trong đó 1 người có thâm niên công tác trên 3 năm trở lên, đã có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận. + Đối với hồ chứa có dung tích trữ dưới 1 triệu m3 (hoặc dưới 500 nghìn m3 đối với vùng miền núi), đơn vị quản lý đập phải có nhân viên có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông, đã có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do Sở NN-PTNT, Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi tổ chức; + Công nhân vận hành cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ không kể quy mô phải qua khoá đào tạo do Sở NN-PTNT hoặc Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi tổ chức; + Đối với hồ chứa tràn xả lũ có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có thợ điện thuộc biên chế của Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi có bậc thợ 4 trở lên trực ban tại khu vực công trình đầu mối. Từ quy định trên thì luật gia thấy anh đã là kỹ sư thủy lợi, nên anh có đủ điều kiện chuyển về công tác tại các công trình thủy lợi như đã nêu trên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào