Người chưa thành niên

Hiện nay, cháu có người em trai đang bị tạm giam tại trại giam Công an tỉnh. Em trai cháu sinh ngày 8/8/1994. Vào tháng 2/2012, em trai cháu có đi theo bạn bè và dính vào một số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn xã. Cụ thể là em cháu liên quan đến 2 vụ trộm cắp. Một vụ đột nhập vào cửa hàng tạp hóa lấy một số đồ uống và một số hàng tạp hóa bán chia nhau lấy tiền và tổng số tiền của cả nhóm bán được là 1.400.000đ. Vụ trộm thứ 2, cả bọn lấy trộm 10 vỏ bình ga (chỉ bình rỗng, không có ga) nhưng không tiêu thụ được nên vụ này không có tiền. Nhưng cả 2 vụ này, em trai cháu chỉ là người đi theo và đứng chờ đồng bọn ở ngoài chứ không trực tiếp tham gia lấy trộm. Vào tháng 3/2012, khi một số đối tượng liên quan với em cháu bị bắt, em cháu vì sợ quá nên đã bỏ trốn. Nhưng sau đó được gia đình động viên nên em cháu đã về đầu thú để mong tiếp tục được đi học. Vì lúc này em cháu đang đi học và tính chất tội phạm chưa nghiêm trọng nên Công an huyện đã cho gia đình cháu bảo lãnh cho em cháu được tại ngoại. Nhưng trong thời gian tại ngoại thì em cháu lại dính vào một vụ trộm cắp khác, đó là lấy chiếc máy tính xách tay của người hàng xóm bán được 1.200.000đ. Em cháu đã bị Công an huyện đưa đi tạm giam tại trại giam Công an tỉnh, chờ ngày xét xử. Theo một số cán bộ công an huyện thông báo cho gia đình cháu thì em cháu đang trong thời gian tại ngoại mà lại tái phạm nên bị quy tội phạm nguy hiểm, và phạm vào điều 138 Bộ luật Hình sự nên hiện nay gia đình cháu đang rất hoang mang. Vậy nay cháu muốn hỏi luật gia, với các tình tiết phạm tội của em cháu như nêu trên thì em cháu phải chịu mức án là như thế nào? Hiện tại, em cháu đang là học sinh, lần thứ nhất phạm tội chưa đủ 18 tuổi và trước đó chưa có tiền án, tiền sự gì thì có được áp dụng vào tình tiết giảm nhẹ tội không?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn pháp luật thì thấy em cháu có hành vi trộm cắp (lần 1) tham gia 2 vụ và khi vụ án thứ nhất chưa được đưa ra xét xử (em cháu đang được tại ngoại) thì lại tiếp tục có hành vi trộm cắp chiếc máy tính xách tay của người khác. Như vậy, em cháu sẽ bị điều tra, truy tố, xét xử ở hai vụ án (vụ án thứ nhất tham gia cùng các đối tượng trộm cắp hai lần; vụ án thứ hai tham gia trộm chiếc máy tính xáy tay). Tất nhiên trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phải làm rõ hành vi phạm tội, mức độ phạm tội và xác định giá trị của tài sản đã trộm cắp để áp dụng điều luật theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự. Cũng có thể cơ quan điều tra sẽ nhập hành vi trộm cắp chiếc máy tính trong vụ trộm sau để cùng giải quyết trong cùng vụ án (nếu trong thời hạn tố tụng). Khi giải quyết vụ án, tòa án cũng xem xét đến vấn đề nhân thân, nhất là khi em cháu phạm tội khi chưa đủ tuổi thanh niên và sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Về nguyên tắc việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, gia đình nên động viên em thành khẩn khai báo, nhận thấy sai lầm của mình để mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho em cháu

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
202 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào