Hỗ trợ trẻ em dân tộc ít người

Hiện nay, đối tượng là con em đồng bào dân tộc ít người đi học được hưởng chế độ như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 3/2012 ngày 19/1/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010  của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 thì điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ học tập được quy định là những đối tượng sau đây: Trẻ em 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao có gia đình cư trú tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum đang học tập trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đối với trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng ở Nhóm 1 và Nhóm 2 đang học tại các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề do Trung ương quản lý và các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố khác với 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum thì: Đầu năm học/khoá học, cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề có trẻ, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em học mẫu giáo hoặc học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết, gửi đơn đề nghị hỗ trợ học tập. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày khai giảng năm học/khoá học, cha mẹ (người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em học mẫu giáo hoặc học sinh, sinh viên phải làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ học tập, có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề nơi đang theo học gửi đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi gia đình cư trú, kèm bản sao chứng thực các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi thấp hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải ghi rõ mức được hưởng, thời gian hưởng/năm và xác nhận cụ thể thời gian ngừng cấp để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có cơ sở xét duyệt.  Trường hợp tại nơi theo học mà trẻ, học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách cùng tính chất, nhưng có mức ưu đãi cao hơn chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Thông tư này thì chỉ được tiếp tục hưởng chính sách đang thực hiện tại cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề mà trẻ, học sinh, sinh viên theo học. Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định, phê duyệt, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng và thực hiện chi trả.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
156 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào