Trả lời về chế độ thương, bệnh binh

Theo phản ánh của ông Đặng Đức Nghĩa (tỉnh Ninh Bình), ông có Sổ thương binh tỷ lệ mất sức lao động 31% và Sổ bệnh binh tỷ lệ mất sức lao động 68%, nhưng hiện chỉ được hưởng chế độ bệnh binh với lý do cả hai sổ đều ghi vết thương trên cùng một cánh tay. Ông Nghĩa muốn được biết ông có thể được hưởng đồng thời cả hai chế độ thương binh và bệnh binh không?

Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 7/2/2003 và Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định các điều kiện và tiêu chuẩn đồng thời được hưởng cả hai chế độ thương binh và bệnh binh hoặc mất sức lao động.

Theo đó có trường hợp vừa là thương binh, vừa bệnh binh nếu “đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật” thì đồng thời được hưởng cả hai loại trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh.

Như vậy, theo phản ánh của ông Đặng Đức Nghĩa thì ông có bị thương khuỷu tay trái. Nhưng cả hai Biên bản giám định Y khoa (đang được quản lý lưu trữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình) đều không ghi vết thương ở khuỷu tay trái. Vết thương gãy kín 1/3 hai xương cẳng tay (T) (1983) chỉ ghi trong Biên bản giám định bệnh binh, không ghi trong Biên bản giám định thương binh.

Trong biên bản giám định bệnh binh có ghi “Vết thương phần mềm rách da mặt trước trên cẳng tay (T)". Trong biên bản giám định thương binh có ghi “Vết thương chột cẳng tay trái hiện tại còn mảnh kim khí nhỏ ảnh hưởng vận động”.

Sau khi trao đổi, tham khảo ý kiến của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Ninh Bình, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình thì vết thương ở cẳng tay trái ghi trong cả hai biên bản giám định bệnh binh và biên bản giám định thương binh là một vết thương (đã giám định trùng).

Vì giám định trùng vết thương trong giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (bệnh binh) và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật (thương binh). Do đó, ông Đặng Đức Nghĩa không đồng thời được hưởng cả hai chế độ trợ cấp thương binh và bệnh binh mà chỉ được hưởng một trong hai chế độ trợ cấp bệnh binh hoặc thương binh.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào