Bình đẳng giới trong hoạt động tham gia tố tụng

Tôi bị chồng đánh đập gây thương tích phải đi ở nhờ nơi khác vì nếu về nhà sẽ bị đánh tiếp. Nay tôi muốn nhờ sự can thiệp của các cơ quan pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho tôi và giải quyết vấn đề ly hôn sau vụ án này. Hoàn cảnh nhà tôi vô cùng khó khăn, trong trường hợp này tôi phải đến nhờ cơ quan nào?

Theo quy định của Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý quy định việc bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động tham gia tố tụng như sau: Bảo đảm có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên là nữ hoặc người có kỹ năng trợ giúp pháp lý, có kiến thức về giới thực hiện bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là nữ giới. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gặp trực tiếp, tìm hiểu nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người yêu cầu trợ giúp pháp lý, xác minh, thu thập thông tin, bảo quản chứng cứ, chuyển giao chứng cứ và có mặt tại phiên toà; giải thích cho người được trợ giúp pháp lý về điều luật áp dụng, trình tự, thủ tục pháp luật, trong đó có các quy định riêng của pháp luật đối với nữ giới; thảo luận với người được trợ giúp pháp lý về các biện pháp cần áp dụng ở từng giai đoạn tố tụng và giúp người được trợ giúp pháp lý tự lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ  nữ nghèo, phụ nữ thuộc đối tượng chính sách theo quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và nữ giới trong các trường hợp sau đây: Nạn nhân của bạo lực gia đình; Người đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục kết hôn và ly hôn; Nạn nhân bị mua bán; Nạn nhân bị bóc lột sức lao động hoặc bị xâm hại tình dục; Người có tranh chấp, vướng mắc pháp luật, người bị hại, bị can, bị cáo trong thời gian mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng; Người dân tộc thiểu số ở các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn hoặc người di cư; Người bị nhiễm HIV; Người khuyết tật hoặc đang bị các bệnh hiểm nghèo; Người lao động bị sa thải trái pháp luật hoặc nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ lao động, trong quan hệ hôn nhân gia đình hoặc bị tước đoạt tài sản trái pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giúp người được trợ giúp pháp lý ổn định tâm lý hoặc yêu cầu tòa án xét xử kín nhằm bảo đảm yêu cầu giữ bí mật cho nạn nhân, sử dụng người hỗ trợ tại tòa để giúp họ chứng thực lời khai, tránh việc liên hệ giữa nạn nhân với người có hành vi vi phạm trong trường hợp nạn nhân bị kích động hoặc bị đe dọa đến danh dự và tính mạng của họ. Trên đây là những quy định chung, chị cần đến trung tâm trợ giúp pháp lý của huyện hoặc tỉnh để được tư vấn và trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào