Những trường hợp được chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và quyền lợi cụ thể
Theo luật bảo hiểm xã hội, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được áp dụng đối với người lao động (NLĐ) sau khi ốm đau, sau thai sản, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu.
Đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian nghỉ tối đa là 10 ngày.
NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31 đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được nghỉ tối đa 7 ngày.
Thời gian nghỉ 5 ngày được áp dụng đối với trường hợp cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, sau thai sản khác và với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời quyết định.
Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình); bằng 40% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và tiền ở).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?