Liệu có tình trạng cho bệnh nhân xuất viện sớm để giảm tải?
Giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành Y tế trong nhiều năm qua, nhiều giải pháp kịp thời và lâu dài đã được đưa ra. Đặc biệt là vừa qua Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện với các giải pháp đồng bộ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, để thực hiện giảm quá tải tại chỗ của các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung ương, các giải pháp đa dạng đã được Bệnh viện tổ chức thực hiện như: Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám, chữa bệnh; chỉ định nhập viện hợp lý, chuyển sang điều trị ngoại trú đối với các bệnh mãn tính trước đây vẫn điều trị nội trú; nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình một cách hợp lý.
Với 2 giải pháp trên, năm 2010 có trên 14,4 triệu lượt người bệnh điều trị ngoại trú ở các bệnh viện tăng 6% so với năm 2009 (tăng 2,5% ở các bệnh viện tuyến Trung ương và 1,7% ở các bệnh viện tuyến tỉnh). Theo kết quả kiểm tra bệnh viện năm 2010, trung bình các bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương giảm được 0,6 ngày điều trị trung bình trên một bệnh viện so với năm 2009.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh là việc giảm ngày điều trị trung bình một cách hợp lý chỉ được các bệnh viện áp dụng khi điều kiện chuyên môn cho phép, người bệnh phải được đảm bảo an toàn. Trong trường hợp xuất viện sớm, khi người bệnh vẫn còn nhu cầu tiếp tục chăm sóc điều trị, sẽ được chuyển tới một cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.
Bộ Y tế chưa nhận được trường hợp nào báo cáo tử vong do xuất viện sớm vì lý do quá tải bệnh viện. Bên cạnh đó, việc xuất viện các bệnh viện cũng phải tuân thủ theo đúng các hướng dẫn, quy chế chuyên môn Bộ Y tế quy định.
Mặc khác, theo các nghiên cứu của ngành Y tế so với các nước trên thế giới ngày điều trị trung bình của Việt Nam hiện là khá cao, do Việt Nam hiện đang áp dụng hình thức thu phí theo dịch vụ. Hình thức này, kết hợp với thực hiện Nghị định số 43/2005/NĐ-CP về giao quyền tự chủ cho bệnh viện, nảy sinh những mặt trái là hiện tượng giữ người bệnh nằm lâu hơn để tăng thu, hiện tượng này đã được chứng minh rõ ràng qua các nghiên cứu trên thế giới. Do vậy, việc khuyến cáo giảm ngày điều trị một cách hợp lý cũng là một trong những biện pháp hợp lý giúp giảm tải bệnh viện.
Bộ Y tế trân trọng đề nghị đại biểu Hồng cho biết trường hợp cụ thể người bệnh ra viện sớm dẫn tới tử vong để Bộ Y tế rút kinh nghiệm, nghiêm khắc xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?