Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu và phụ cấp lâu năm

Ông Lương Bá Từ công tác tại trường cấp 1, 2 Trần Quốc Toản, xã Ea Trang, huyện M' Đrắk, tỉnh Đắk Lắk từ tháng 9/1996. Xã Ea Trang được công nhận là xã đặc biệt khó khăn năm 1999 và đến tháng 8/2007, xã chia tách thành 2 xã là Ea Trang và Cư San. Sau khi xã Ea Trang chia tách, trường nơi ông Từ công tác thuộc xã Cư San. Năm 2009, xã Cư San được công nhận là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ông Từ hỏi, ông có thuộc đối tượng hưởng chế độ trợ cấp lần đầu và phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ không?

Phụ cấp thu hút chỉ hưởng đủ 5 năm

Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư liên tịch số08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định, nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, các đối tượng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 3/2011 trở về trước (chưa được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP hoặc Nghị định số 64/2009/NĐ-CP) và hiện nay còn đang công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3/2011 (ngày Nghị định 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực).

Trường hợp ông Từ công tác tại vùng khó khăn từ năm 1999 đến tháng 7/2008 (xã Ea Trang) và từ năm 2000 đến nay (xã Cư San) và đã được hưởng phụ cấp thu hút 5 năm, do vậy không được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu

Điều 2, Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định, đối tượng được áp dụng trợ cấp lần đầu là những người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Như vậy, trợ cấp lần đầu áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (từ 1/3/2011 trở về sau) từ 3 năm trở lên đối với nữ và 5 năm trở lên đối với nam (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp lần đầu và trợ trợ cấp chuyển vùng), không áp dụng đối với các trường hợp đến công tác trước ngày 1/3/2011.

Ông Từ có thời gian công tác tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trước tháng 3/2011 nên ông không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định của Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

Cộng dồn thời gian công tác để hưởng phụ cấp lâu năm

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng BHXH bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn), gồm thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội; thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Căn cứ quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác và hiện đang công tác tại vùng được Chính phủ công nhận có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm trở lên thì được hưởng phụ cấp lâu năm.

Ông Lương Bá Từ hiện đang công tác tại xã Cư San là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hơn 5 năm, do vậy ông thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp lâu năm và thời gian công tác được cộng dồn để tính hưởng gồm: Thời gian công tác tại xã Ea Trang (tính từ ngày Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Chính phủ công nhận xã Ea Trang là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hiệu lực) cộng với thời gian công tác tại xã Cư San (tính từ ngày Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ công nhận xã Cư San là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hiệu lực).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào