Sẽ tăng mức phạt trong lựa chọn giới tính thai nhi
Nghiêm cấm siêu âm xác định giới tính thai nhi
Đà tăng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay đã chậm lại. Tuy nhiên, để đạt được như mong muốn đó là tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 vào năm 2015 là rất khó khăn và khó khả thi.
Trong thời gian tới, mục tiêu về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững đất nước.
Ngày 3/10/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2006/NĐ-CPvề quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em, Bộ Y tế đã đề nghị sửa Nghị định này để tăng mức phạt trong đó có tăng mức xử lý vi phạm trong lựa chọn giới tính thai nhi.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã cùng với các Sở Y tế tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các cơ sở siêu âm, các phòng khám sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình để phát hiện, xử lý những trường hợp chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lý do giới tính. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để phát hiện, xử lý những trường hợp chẩn đoán giới tính thai nhi mặc dầu hiện tượng này diễn ra khá phổ biến và rất tinh vi.
Chính vì vậy, giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động để người dân hiểu rõ hậu quả nặng nề của mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bên cạnh đó, trong Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012 - 2020 đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã đề nghị huy động tổng hợp các lực lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến và nghiệp vụ điều tra trong phát hiện, thanh tra các trường hợp vi phạm, trong đó nòng cốt là lực lượng thanh tra chuyên ngành y tế và công an; xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có việc nghiêm cấm siêu âm xác định giới tính thai nhi để lựa chọn giới tính thai nhi.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”
Giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động để người dân hiểu rõ hậu quả nặng nề trong tương lai của lựa chọn giới tính thai nhi đối với gia đình, thế hệ những người bị lựa chọn giới tính, đối với vị thế của phụ nữ và đối với xã hội, từ đó tự nguyện không lựa chọn giới tính thai nhi.
Trong công tác truyền thông, vận động thì truyền thông vận động trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên ở cơ sở theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” là cách làm hiệu quả nhất, tạo ra sự chuyển biến nhận thức và thay đổi hành vi vững chắc nhất.
Đây là kinh nghiệm thành công trong chương trình kế hoạch hóa gia đình, vận động thực hiện gia đình ít con những năm qua đã khẳng định điều này. Nếu duy trì được đội ngũ này và phát huy kinh nghiệm đã tích lũy được thì chắc chắn sẽ tạo ra chuyển biến trong việc ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?