Bầu cử bổ sung đại biểu
+ Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ. + Việc bầu cử bổ sung đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - HĐND thiếu trên một phần ba tổng số đại biểu HĐND đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ;- Đơn vị hành chính mới được thành lập trên cơ sở nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính hiện có có số lượng đại biểu HĐND không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. + Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu HĐND cấp tỉnh; Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã. Ngày bầu cử bổ sung phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử. (Điều 89 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?