Căn cứ tính tuổi nghỉ hưu
Điểm b, Khoản 1, Điều 50 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với trường hợp người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi
Đồng thời, tại Điều 109 Luật BHXH quy định: Sổ BHXH được cấp đối với từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định.
Với quy định trên, trường hợp người lao động làm việc tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 nhưng đơn vị sử dụng lao động từ năm 1995 đến 2000 chỉ đóng BHXH cho người lao động với mức phụ cấp khu vực theo hệ số 0,2 (theo nơi trụ sở chính của đơn vị) và trên sổ BHXH đã ghi nơi làm việc của người lao động với mức đóng BHXH có phụ cấp khu vực hệ số 0,2 thì không có căn cứ để thực hiện áp dụng tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 50 Luật BHXH.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động đối với trường hợp trên, đơn vị sử dụng lao động cần báo cáo và phối hợp với cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH để xem xét, điều chỉnh lại nội dung trên sổ BHXH cho đúng để làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?