Cải tạo không giam giữ

Tôi muốn luật sư giải thích và nói rõ hơn về các điều kiện mà luật quy định đối với người phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ?

Trong hệ thống hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định thì hình phạt cải tạo không giam giữ có vị trí quan trọng, đây là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn. Hình phạt này vừa thể hiện tính nghiêm khắc của Nhà nước, vừa thể hiện chính sách nhân đạo trong xử lý tội phạm. Tại khoản 1 điều 31 Bộ luật Hình sự quy định: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy cần thiết phải cách lý người phạm tội ra khỏi xã hội”. Như vậy, điều kiện được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ gồm có ba điều kiện đó là: - Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng (tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn đến xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 7 năm tù). -Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định, hoặc nơi thường trú rõ ràng (việc luật quy định như vậy là vừa tạo điều kiện thuận lợi giúp người bị kết án có thể lao động cải tạo tốt, vừa là điều kiện để việc áp dụng hình phạt có hiệu quả. Bản chất của hình phạt cải tạo không giam giữ là không tước tự do của người bị kết án nhưng mục đích trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội vẫn đạt được khi người bị kết án chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình nơi người đó làm việc hoặc thường trú). - Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội với xã hội: Điều kiện này đòi hỏi tòa án phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện những tình tiết ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ cũng như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác được quy định tại điều 46 Bộ luật Hình sự. Về thời hạn cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm.

Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Đang cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi thi hành án phạt cải tạo không giam giữ được xét giảm hết thời hạn chấp hành án trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Tội danh đánh bạc với số tiền bị bắt là 3 triệu hai trăm nghìn thì bị kết tội cải tạo không giam giữ hay là ngồi tù?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Cải tạo không giam giữ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mục đích của hình phạt cải tạo không giam giữ?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Người bị cải tạo không giam giữ bị khấu trừ 20% thu nhập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Thư Viện Pháp Luật
328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào