Trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông

Pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của mọi người khi xảy ra tai nạn giao thông? Nhiều trường hợp lái xe gây tai nạn đã bỏ đi, để xe lại hiên trường vì sợ bị thân nhân người bị nạn đánh thì có bị coi là trốn tránh pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 36 Luật giao thông đường bộ thì khi xảy ra tai nạn, người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: Dừng ngay xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe doạ đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an. 
     Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn và cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an. Người lái xe khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc phải thực hiện quy định này. 
     Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng cử người tới hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và UBND địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. UBND nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an đến giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, nếu người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì UBND có trách nhiệm tổ chức chôn cất. Ngoài các quy định nói trên, điều luật này còn cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. 
     Như vậy, trong trường hợp bị đe doạ đến tính mạng, lái xe gây tai nạn có thể đi khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất và cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào