di chúc cho căn nhà nhưng người nhận hiện đang định cư ở nước ngoài.
Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 ghi nhận về quyền thừa kế của cá nhân như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”(Điều 631) và "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật"(Điều 632). Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng không có bất cứ quy định nào hạn chế cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng quyền thừa kế tại Việt Nam. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đứng tên trong danh sách những người được hưởng thừa kế theo di chúc của mẹ bạn.
Tuy nhiên, để có thể được hưởng phần thừa kế của mình bằng tài sản thì bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 1 Luật số 34/2009/QH12 (sửa đổi; bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai) ngày 18/06/2009. Theo đó, bạn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cư trú tại Việt Nam từ đủ 03 tháng trở lên và thuộc một trong các đối tượng sau: (i) Người có quốc tịch Việt Nam; (ii) Người gốc Việt Nam thuộc diện người đầu tư trực tiếp về nước; người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước.
Trong trường hợp bạn không thỏa mãn các điều kiện trên thì bạn chỉ có thể nhận phần thừa kế của mình bằng phần giá trị được hưởng của căn nhà do mẹ bạn để lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?