Điều kiện không phải thi nâng ngạch
Theo quy định tại Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 3/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu được quy định như sau: +Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức) có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu và đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. +Phạm vi áp dụng: Việc thực hiện nâng ngạch đối với cán bộ, công chức viên chức nói trên được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau: - Các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các hội và tổ chức phi chính phủ, được Nhà nước giao biên chế. - Đối tượng không áp dụng: Việc bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, kiểm toán viên, giáo sư, phó giáo sư và việc xét chuyển loại công chức, viên chức từ loại B, loại C sang loại A (gồm nhóm A0 hoặc A1) và từ loại C sang loại B thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan. -Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí. - Cán bộ, công chức, viên chức đã được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu. +Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch: Cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau: -Có cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng, có thời gian công tác liên tục trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, của Đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang (kể cả thanh niên xung phong) từ trước ngày 30/4/1975; -Trong quá trình công tác luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu; -Đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu; Về trình độ đào tạo: Đối với các ngạch công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các ngạch viên chức phải đạt trình độ đào tạo quy định tại tiêu chuẩn chức danh ngạch; Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ. Từ quy định nêu trên, đối chiếu với hệ số lương trong ngạch, anh đủ điều kiện được nâng ngạch trước khi nghỉ hưu mà không phải qua thi tuyển theo quy định tại Thông tư 03
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?