Hỗ trợ nạn nhân buôn bán người

Tôi có người cháu họ bị bán sang Campuchia hai năm nay. Vừa qua, cháu có liên lạc được với gia đình và thông báo chuẩn bị được Nhà nước đưa về Việt Nam để đoàn tụ gia đình. Hiện cháu không còn bố mẹ mà chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của họ hàng, cháu lại bị bệnh nên hoàn cảnh khó khăn. Gia đình tôi muốn biết chế độ chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho trường hợp của cháu để gia đình liên hệ làm các thủ tục giúp cháu.

Theo Luật Phòng, chống buôn bán người và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư liên tịch 134/2013 ngày 25/9/2013 của liên bộ hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống mua bán người, nội dung và mức chi hỗ trợ nạn nhân trong thời gian chờ thu xếp về nước do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện được quy định như sau: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (theo Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 92/2013/TT-BTC ngày 8/7/2013 của Bộ Tài chính). Trong thời gian chờ xác minh và làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để về nước, trường hợp nạn nhân không có khả năng chi trả được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống mua bán người. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể như sau: Tiền ăn, chỗ ở tạm thời cho nạn nhân: áp dụng mức sinh hoạt phí tối thiểu quy định. Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết, trợ giúp phương tiện đi lại tại nước sở tại và các chi phí cần thiết khác liên quan đến cấp giấy tờ, làm thủ tục về nước như: lệ phí lưu trú quá hạn, lệ phí sân bay, lệ phí cấp giấy tờ về nước, chi phí bảo đảm an ninh, chi phí dịch thuật. Mức chi do thủ trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quyết định và theo chứng từ chi tiêu thực tế trên tinh thần tiết kiệm nhất. Chi phí mua vé máy bay, tàu, xe đối với nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả (do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mua và cấp cho nạn nhân) theo giá vé phương tiện công cộng thông thường để đưa nạn nhân về đến cửa khẩu, biên giới đường không, đường bộ, đường thủy. Trong thời gian chờ thu xếp về nước, nếu nạn nhân bị ốm phải điều trị tại các bệnh viện sở tại thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tập hợp các khoản chi phí kèm theo chứng từ cần thiết theo quy định để xem xét hỗ trợ chi trả cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp nạn nhân chết thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng/hỏa táng hoặc chi phí vận chuyển thi hài/di hài nạn nhân về nước theo cước phí vận chuyển thực tế với mức chi phí tiết kiệm nhất. Từ quy định trên thì cháu chị là nạn nhân của việc mua bán người nên cháu sẽ được hưởng các chế độ của Nhà nước như đã quy định trên. Còn khi cháu đã được về nước thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ khác giúp cháu ổn định cuộc sống.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào