Hiệu lực của hợp đồng khi người ủy quyền chết?
Theo Bộ luật dân sự hiện hành, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo Điều 589 của Bộ luật này về chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp:
1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;
2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Với quy định của pháp luật như trên nên khi ông A là người ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó phải chấm dứt, bạn không còn quyền để tiếp tục thực hiện công việc mà mình đã nhận làm theo hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện hợp đồng ủy quyền là một quá trình, các bên ủy quyền và được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ đan xen nhau và tồn tại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Có thể thấy như bên ủy quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc; chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền; thanh toán chi phí và trả thù lao cho bên được uỷ quyền theo thoả thuận ... Bên được ủy quyền phải báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc; giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền; bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ … Do đó, khi một trong các bên giao kết hợp đồng ủy quyền chết, hợp đồng ủy quyền phải chấm dứt hiệu lực.
Với quan hệ thừa kế, tại thời điểm ông A chết, thừa kế được mở, quan hệ thừa kế phát sinh. Di sản của ông A để lại, nếu không có di chúc định đoạt hoặc những tài sản không được định đoạt trong di chúc (và cả những tài sản được định đoạt trong di chúc nhưng không phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật) sẽ được để lại cho những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tại thời điểm mở thừa kế, quyền hưởng di sản (theo di chúc hoặc theo pháp luật) của những người thừa kế phát sinh. Cũng từ thời điểm này, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Với tinh thần đó của pháp luật cho thấy sau khi ông A chết, người vợ của ông không có đủ quyền để quyết định những vấn đề có liên quan đến di sản của ông A.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?