Cấp chứng chỉ cho người kiểm nghiệm mẫu, có cần thiết?

Cổng TTĐT Chính phủ nhận được ý kiến của ông Trần Văn Nho cho rằng, các quy định hiện hành của ngành nông nghiệp (Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT) yêu cầu người lấy mẫu phân bón phải được đào tạo, cấp chứng chỉ là không phù hợp, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra. Theo ông Nho, quy định này nhiều khi còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp gian lận về chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phân bón giả, kém chất lượng, tràn lan. Ông Nho đề xuất, thay vì thực hiện đào tạo, cấp chứng chỉ, cơ quan chức năng nên đưa ra quy trình lấy mẫu phân bón để phù hợp với công tác quản lý Nhà nước ở địa phương. Bởi, nếu đưa ra được quy trình thì bất kỳ một kỹ thuật viên chuyên ngành lấy mẫu hay một chuyên viên được đào tạo cấp chứng chỉ cho việc lấy mẫu cũng có thể thực hiện được mà kết quả sẽ không chênh lệch nhiều.

Việc lấy mẫu phân bón để phân tích chất lượng là khâu đầu tiên, rất quan trọng quyết định việc xác định chất lượng phân bón được lấy từ lô cần kiểm tra. Nếu lấy mẫu sai thì toàn bộ kết quả phân tích sau này không phản ánh đúng chất lượng lô phân bón được lấy mẫu dẫn đến những kết luận sai lầm hoặc gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh hoặc gây thiệt hại cho người sử dụng.

Để lấy được mẫu phân bón đại diện cho lô phân bón cần lấy mẫu kiểm tra, người lấy mẫu phải có những hiểu biết nhất định về chuyên môn, chủng loại phân bón, cách thức lấy mẫu, vì vậy cần phải được đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ, mã số lấy mẫu phân bón.

Quá trình đào tạo, tập huấn người lấy mẫu phân bón đã cho thấy, rất nhiều cán bộ trước khi tham gia lớp học không có hiểu biết và chưa bao giờ được tiếp xúc với việc lấy mẫu. Việc đào tạo đã trang bị cho cán bộ trong lĩnh vực này những kiến thức và tay nghề cần thiết cho việc lấy mẫu để đảm bảo tính chính xác và công bằng.

Đến nay đã có trên 2.000 người được đào tạo, cấp chứng chỉ và mã số lấy mẫu, nhưng chưa có phản ánh nào về việc gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Trái lại, công tác đào tạo và cấp chứng chỉ đã giúp cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước được tốt hơn, công bằng hơn, ít xảy ra các trường hợp tranh cãi về chất lượng phân bón kiểm tra.

Ngoài ra, không có mối liên hệ nào để cho rằng quy định về đào tạo người lấy mẫu phân bón là nguyên nhân tạo điều kiện cho doanh nghiệp gian lận về chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là nông dân, đây cũng không thể là nguyên nhân tạo điều kiện cho phân bón giả, kém chất lượng, tràn lan…

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
225 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào