Giải đáp về chế độ tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội
Theo thông tin đã nêu, mặc dù ký hợp đồng mới ngày 01/01/2015 nhưng mức lương của chị vẫn chỉ hưởng mức 1.600.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2014 đến nay.
Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 17/2015/NĐ-CP về tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống thì những đối tượng được áp dụng tăng lương 8% mức lương hiện hưởng là “người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống bao gồm:
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010;
- Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015;
Khoản 2, Điều 5, Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định:“chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015”. Như vậy, nếu trong khoảng thời gian từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 03 năm 2015 mà hệ số lương của chị từ 2,34 trở xuống thì chị thuộc đối tượng được tăng lương 8%.
Luật giáo dục hiện hành quy định nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với phụ cấp ưu đãi theo nghề, theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì: Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg quy định: Chế độ phụ cấp ưu đãi được tính hưởng từ ngày 01/10/2004. Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đối với phụ cấp thâm niên, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/07/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định: Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Từ các dẫn chiếu về các loại phụ cấp nêu trên, chị có thể tham khảo để áp dụng cho trường hợp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?