Ai được quyền nuôi con khi ly hôn?
Như chị nêu thì vợ, chồng không thống nhất được bên nào sẽ trực tiếp nuôi. Do con chị mới 17 tháng tuổi nên căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ:“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” thì chị sẽ là người được quyền trực tiếp nuôi con. Vì vậy, chị hãy trao đổi rõ ràng với chồng về vấn đề này và nhấm mạnh rằng, nếu vụ việc phải nhờ tòa án phân xử thì tòa án cũng sẽ phán quyết theo hướng như vậy. Khi vụ án được tòa án thụ lý, giải quyết và việc nuôi con vẫn chưa thỏa thuận được thì bạn cần chứng minh được với tòa án là chị có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
Người cha không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như khoản 1 Điều 82 Luật HN&GĐ quy định. Việc cấp dưỡng như thế nào, giá trị bao nhiêu…do các bên tự thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con và nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ phán quyết trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố như thu nhập của người cha, nhu cầu hợp lý của đứa bé…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?