Cán bộ nguồn là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Chương II Luật Cán bộ, công chức và tại quy định của Luật Cán bộ, công chức không có khái niệm cán bộ nguồn, quyền và nghĩa vụ của cán bộ nguồn.
Việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác được quy định cụ thể tại Điều 27 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn: “Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã”. Do vậy, đề nghị bà liên hệ với UBND thành phố Hà Nội để được biết thêm thông tin chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện điều động, bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?