Sản xuất bột ngọt giả "đầu độc" cộng đồng có bị xử lý hình sự?

Thưa luật sư thời gian vừa qua đã có nhiều vụ việc một số người sản xuất hàng giả các loại nhãn hiệu nổi tiếng bằng phương thức sản xuất là mua bột ngọt không nhãn hiệu, vỏ bao bì các loại nhãn hiệu nổi tiếng rồi phân phối cho một số cửa hàng tạp hóa để bán cho người tiêu dùng, hành vi này bị xử lý như thế nào thưa ông?

Bột ngọt là chất phụ gia thực phẩm thuộc Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm được ban hành kèm theo Thông tư 27/2012  của Bộ Y tế.

Hiện tuy cùng một hành vi làm giả bột ngọt nhưng có nơi xử lý hình sự về tội sản xuất hàng giả, có nơi lại xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Theo tôi thì hành vi sản xuất bột ngọt giả, người vi phạm có thể bị xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 BLHS  là chính xác hơn. Vì bột ngọt là phụ gia thực phẩm chứ không phải thực phẩm và theo BLHS hiện hành thì chưa có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm.

Theo Điều 156 BLHS hiện hành quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm… Khung hình phạt cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

- Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định BLHS 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016) thì hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193. Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 2 người trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Còn nếu pháp nhân thương mại phạm tội thì xử lý như thế nào thưa luật sư?

Pháp nhân thương mại phạm tội , sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm thì có thể bị phạt từ 1 tỷ đến 18 tỷ đồng, có thể đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm;

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả hoặc được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào