Cưa bom, nổ mìn tự phát, thủ phạm tử vong ai chịu trách nhiệm?

Thưa luật sư, thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ việc nổ bom, mìn ở khu dân cư gây ra hậu quả nặng nề về tài sản, tính mạng và sức khỏe cho người khác, chẳng hạn như vụ nổ ở Hà Đông. Về trách nhiệm hình sự thì sẽ xử lý như thế nào thưa ông?

Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ là các vũ khí quân dụng được quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011, được sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Vì vậy, hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép bom, mìn… có thể bị xử lý hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, theo Điều 230 Bộ luật hình sự hiện hành. Khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm và khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Do người thực hiện hành vi phạm tội đã chết nên Cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án hình sự và xem xét trách nhiệm hình sự đối với người gây ra vụ nổ. Nhưng Cơ quan điều tra vẫn phải tiến hành điều tra để xem xét trách nhiệm của những người khác có liên quan (nếu có).

Còn trách nhiệm dân sự thì như thế nào thưa luật sư?

Vũ khí, chất nổ được xác định là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005. Vì vậy, theo Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐTP, xác định trách nhiệm bồi thường như sau:

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác.

Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định người được giao có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về nguyên tắc, người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, nếu người gây ra thiệt hại đã tử vong, những người thừa kế của người này, tức là người được hưởng di sản thừa kế phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản cho các nạn nhân trong phạm vi tài sản được hưởng thừa kế. Còn nếu trong trường hợp người gây ra thiệt hại không để lại di sản thừa kế thì những người thừa kế không phải có trách nhiệm bồi thường.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào