Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội

Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?


Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi  phạm hành chính gây ra sau đây:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối phạt đối với người có hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 134 Luật Bảo hiểm Xã hội;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội  chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với người sử dụng lao động có hành vi chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên;
c) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người sử dụng lao động;
d) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ đã làm sai.
4. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này. 
 

Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với NLĐ bị sẩy thai tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị chậm lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có phải nộp lãi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phúc lợi bắt buộc đối với người lao động ở Việt Nam là gì? Đối tượng nào được hưởng phúc lợi bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng BHXH 1 lần từ 01/07/2024? Tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng có làm tăng mức hưởng BHXH 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ nhận diện thương hiệu Bộ phận Một cửa Bảo hiểm xã hội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu 05b-kt bảo hiểm xã hội file word? Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xem sổ bảo hiểm xã hội đã chốt chưa trên VSSID nhanh chóng, chính xác năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp hướng dẫn tập sự của công chức có tính bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào