Thẩm quyền giải quyết ly hôn công dân Việt Nam với công dân các nước ký Hiệp định tương trợ tư pháp
Theo các Điều 33, 34 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Đức, Điều 25, 26 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Liên Xô (cũ); Điều 20,21, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Tiệp Khắc; Điều 25, 26 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Cu Ba; Điều 33, 34 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Hunggari; Điều 22,23 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Bungari; Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ba Lan, quy tắc quốc tịch của đương sự được kết hợp với quy tắc nơi thường trú (hoặc thường trú chung cuối cùng) của họ để giải quyết xung đột dân sự về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.
Quy tắc quốc tịch của đương sự được áp dụng khi hai đương sự đều là công dân của một nước ký kết vào thời điểm khởi kiện vụ án, hoặc khi hai đương sự không cùng quốc tịch của một nước ký kết và không hề có nơi thường trú chung trên lãnh thổ của các nước ký kết.
Quy tắc nơi thường trú (hoặc thường trú chung cuối cùng) được áp dụng khi hai đương sự là công dân của nước ký kết kia, hoặc người thì công dân nước ký kêt này, người thì công dân nước ký kết kia nhưng cùng thường trú (hoặc đã cùng thường trú chung) tại lãnh thổ một nước ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?