Người vi phạm có thể bị xử lý như thế nào?

1. Người rải đinh ra đường bộ với mục đích làm thủng lốp xe của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), nhằm mục đích thu lời từ hoạt động vá, sửa xe có thể bị xử lý theo 02 tội danh, qui định tại Điều 147 và Điều 203 của Bộ luật Hình sự (BLHS), như sau: Một là, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (khoản 1 Điều 143 BLHS). Như vậy, nếu hành vi rải đinh làm hư hỏng tài sản của người khác, gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì sẽ bị xử lý theo Điều 143 BLHS. Về vấn đề thế nào là hậu quả nghiêm trọng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định. Nghị quyết số 02/2003, ngày 17/04/2003, của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn về tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”: Thực tiễn cho thấy có thể có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không (điểm 5.1 Mục I). Nếu hành vi rải đinh ở mức độ nguy hiểm cao hơn, như: Gây hậu quả“rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”… bị áp dụng khung hình phạt cao hơn theo khoản 2, 3, 4 của Điều 143 BLHS. Hai là, tội cản trở giao thông đường bộ: Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình GTĐB; b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở GTĐB; … h) Hành vi khác gây cản trở GTĐB (khoản 1 - Điều 203 BLHS). Hành vi rải đinh ra đường có thể coi là: “đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở GTĐB”, và bị xử lý theo BLHS, nếu hành vi đó “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”. Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS: "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác" của người điều khiển phương tiện GTĐB: a. Làm chết một người; b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng… Nếu hành vi rải đinh gây hậu quả“rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”, bị áp dụng khung hình phạt cao hơn theo khoản 2, 3, 4 của Điều 203 (Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP có hướng dẫn chi tiết việc xác định hậu quả này). 2. Nếu người có hành vi rải đinh, chưa đến mức bị xử lý hình sự như phân tích ở trên, thì bị xử phạt hành chính: - Điểm a, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Điểm b, khoản 5, Điều 14 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, ngày 02/04/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ, chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm trực tiếp đến người và phương tiện tham gia giao thông. Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả như: thudọn đinh, vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Theo thông tin mới nhất từ báo chí,  Thuyền trưởng và máy trưởng tàu vừa bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt khẩn cấp và bị khởi tố với tội danh: “Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là một tội phạm thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ.

Điều 285 Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định về tội danh này:

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong vụ việc trên, các căn cứ dựa trên điều tra sơ bộ do cơ quan CSĐT công bố cho thấy, có thể 02 cá nhân trên đã có hành vi “thiếu trách nhiệm” do không thực hiện (hoặc thực hiện không đúng) nhiệm vụ được giao. Đồng thời, hành vi này gây ra “hậu quả (đặc biệt) nghiêm trọng”. Ở đây, không có thiệt hại về vật chất (thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản…), mà còn là thiệt hại phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...).

Tội danh “Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng” thường là đối với những người có chức vụ (do bổ nhiệm, do bầu cử..), được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công  vụ. Tuy nhiên, một số trường hợp cụ thể (như tại vụ chìm tàu này), người có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mặc dù chỉ hoạt động nghề nghiệp đơn thuần (điều khiển tàu...), nhưng hoạt động của họ liên quan đến quyền và lợi ích của người khác.

Lỗi của Thuyền trưởng và Trưởng máy tàu, nếu theo tội danh này là lỗi vô ý.

Phân tích về hành vi và chế tài có thể áp dụng để xử lý đối với Thuyền trưởng và Trưởng máy tàu liên quan tới vụ chìm tàu như trên, là căn cứ theo kết quả điều tra sơ bộ của Cơ quan CSĐT công bố. Đối với vụ án này, trong quá trình tố tụng có thể cho thấy, Thuyền trưởng và Trưởng máy tàu (cũng như phát hiện thêm người vi phạm khác) có hành vi phạm tội khác, thì sẽ xử lý theo tội danh đó. Các tội danh khác có thể là:

- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ  (Điều 212 BLHS);

- Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn (Điều 214 BLHS);

- Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ (Điều 215 BLHS).

Mức phạt cao nhất đối với mỗi tội danh trên là 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
226 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào